Thức ăn gây sảy thai

TTSDec 31, 2021

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Thiên chức làm mẹ là một điều thiêng liêng, cao cả đối với bất kỳ người phụ nữ nào trên thế giới. Nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ bến, giữ tròn trách nhiệm làm mẹ, nuôi dưỡng chăm sóc đứa con của mình trong bụng và chờ ngày con chào đời, thì các chị mẹ có muôn vàn các vấn đề phải học hỏi và quan tâm đến hành trình làm mẹ của mình. Đặc biệt nhất là phải luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng để con yêu được khỏe mạnh. Tuy nhiên, để có một thai nhi khỏe mạnh, các mẹ bầu cần tránh xa một số loại thức ăn gây sảy thai nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng.

    [​IMG]

    Nguyên nhân sảy thai?
    Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thường rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra đa phần các trường hợp hiện tượng này xảy ra là do nhiễm sắc thể của thai nhi phát triển bất bình thường, chẳng hạn như tóc và màu mắt. Thai nhi có thể có thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể và không thể phát triển bình thường.

    Nguyên nhân sảy thai cũng thường là do tình trạng sức khỏe yếu và không ổn định của người mẹ làm tăng nguy cơ sảy thai gồm một số bệnh như các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, các rối loạn tự miễn dịch, vấn đề ở tử cung,….

    Lối sống không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguyên nhân sảy thai tự nhiên sớm như hút thuốc lá thụ động, lạm dung chất kích thích, rượu bia. Ngoài hút thuốc thụ động, một số chất trong môi trường xung quanh nhà ở và tại nơi làm việc của người mẹ cũng có thể dẫn đến sảy thai như ngộ độc thủy ngân từ bóng đèn huỳnh quang, nhiễm độc asen do sống gần các bãi nước thải ô nhiễm hoặc sử dụng nước giếng.

    Dấu hiệu nhận biết sảy thai?
    Dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng sảy thai là xuất huyết âm đạo. Xuất huyết có thể dạng lốm đốm nhỏ đến tình huống chảy máu nghiêm trọng. Máu màu nâu cho đến đỏ tươi và có thể vón cục. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện và biến mất trong khoảng vài ngày ở người mẹ.

    Tuy nhiên, hiện tượng xuất huyết âm đạo có đôi khi xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng này, thai phụ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt với những sản phụ từng có tiền sử sảy thai thì lại càng cần phải thận trọng hơn vấn đề xuất huyết âm đạo.

    [​IMG]

    Một số dấu hiệu khác của việc sảy thai có thể xảy ra như chuột rút, đau bụng dưới; âm đạo tiết ra dịch nhờn; các dấu hiệu thông thường của thai kỳ như mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, đau tức ngực rồi dần biến mất,..

    Trường hợp mang thai ngoài tử cung là trường hợp nguy hiểm thường dẫn đến sảy thai. Với các dấu hiệu của hiện tượng này gồm đau bụng dưới, thường ở một bên dai dẳng và dữ dội; chảy máu âm đạo; tiêu chảy, nôn mửa và đau vai,…

    Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức bằng cách siêu âm, các bác sĩ sẽ cho chính xác kết quả. Thông thường sau 1 đến 2 tuần, bào thai ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp cụ thể khác, bác sĩ sẽ quyết định loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

    Hầu như chúng ta không thể ngăn chặn được các trường hợp sảy thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, các chị mẹ có thể thay đổi lối sống tích cực kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt tránh xa các thức ăn gây sảy thai và chế độ luyện tập thể dục thể thao đúng cách để rèn luyện sức khỏe tốt cho mẹ bầu. Từ đó, giúp giảm nguy cơ sảy thai và bên cạnh đó, hạn chế sử dụng chất kích thích hoặc các loại thuốc trong thời gian mang thai, giữ cân nặng ổn định ở mức khỏe mạnh khi có kế hoạch mang thai lần nữa, giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng tiêm phòng theo đúng chỉ định.

    Những thức ăn gây sảy thai?
    Cơ thể người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất trong quá trình mang thai. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, mối đe dọa sảy thai sớm rất dễ xảy ra đối với mẹ bầu. Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra chế độ ăn uống cùng với một số thức ăn gây sảy thai ở mẹ bầu nên tránh vì chúng gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thai nhi và sức khoẻ của người mẹ. Dưới bài viết này sẽ liệt kê một số loại thực phẩm gây sảy thai sớm nguy hiểm nhất ở thai kỳ.

    Đu đủ xanh
    [​IMG]

    Đu đủ xanh là một trong những trái cây được cho là gây sảy thai. Dân gian thường truyền tai nhau dùng đu đủ xanh hầm giò heo như một một món ăn kích thích tiết sữa dồi dào và cung cấp nhiều chất đạm cho phụ nữ cho con bú. Nhưng nhiều người lại không biết đu đủ xanh lại tiềm tàng nguy cơ gây sảy thai sớm, rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Ăn đu đủ xanh là nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm nhất của sảy thai sớm vì đu đủ xanh và đu đủ chưa chín có chứa các enzyme có thể gây co thắt tử cung và điều này dẫn đến sẩy thai.

    Rau sống và rau chưa được rửa sạch
    Rau lá xanh mang lại nhiều lợi ích tốt cho bà bầu trong quá trinh mang thai. Nhưng rau sống hoặc chưa nấu chín có chứa Toxoplasma gondii – một loại ký sinh trùng phổ biến gây ra bệnh toxoplasmosis hoặc một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc như E. coli , Salmonella và Listeria. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền cho con và chúng có thể gây ra các biến chứng cho em bé như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ. Một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh bị tổn thương nghiêm trọng về mắt hoặc não khi sinh. Do đó, bắt buộc phải ngâm rau trong nước muối sạch và rửa chúng dưới vòi nước chảy và nấu chín trước khi tiêu thụ.

    Thịt sống hay thịt chưa được nấu chín kỹ
    [​IMG]

    Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại thịt chưa được nấu chín kỹ, kể cả thịt bò và gia cầm. Vì khi ăn thịt chưa được nấu chín, có nguy cơ khiến mẹ nhiễm các loại vi khuẩn: Coliform, Toxoplasma và Salmonella. Thịt sống là thực phẩm cần tránh khi mang thai vì mẹ cũng có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, vi khuẩn có khả năng gây sảy thai. Listeria có khả năng xâm nhập qua nhau thai gây nhiễm trùng và nhiễm độc máu cho thai. Điều này cũng có nguy cơ ảnh hưởng đe dọa tính mạng của mẹ và đứa con trong bụng. Cho nên, khi chế biến các thực phẩm thịt phải nấu chín kỹ cho đến khi thịt không còn màu hồng.

    Các loại cá sống
    Các loại cá sống có thể chứa các chất độc đặc biệt là thủy ngân. Đây là loại độc tố có nguy cơ gây tổn thương hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Một số loại cá sống ở những vùng biển nhiễm độc thủy ngân cao cần tránh sử dụng như cá mập, cá thu vua và cá ngói. Một số loại cá được sử dụng trong sushi như cá ngừ, cá hồi rất dễ nhiễm thủy ngân, cũng nên tránh sử dụng. Nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ có thể khiến thai chậm phát triển và gây tổn thương não. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao, ở mức không quá 1 đến 2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các loại cá đều có hàm lượng thủy ngân cao, chỉ có một số loại nhất định.

    Tham khảo: tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da, tìm hiểu serum dưỡng trắng da
     

Share This Page

Share