Rết Nhỏ Cắn Có Sao Không

TTSJan 7, 2022

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Rết là loài động vật chân đốt, trong rết có chứa lượng nọc độc săn mồi và ăn thịt hầu hết những loài động vật không có xương sống khác. Một số loài rết có thể tấn công thậm chí giết chết những loài động vật có vú nhỏ, có cả dơi, các loài rắn và các động vật lưỡng cư. Vậy nếu bạn bị một con rết nhỏ cắn thì tình trạng sẽ như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu bị rết nhỏ cắn, rết nhỏ cắn có sao không và cách điều trị rết nhỏ cắn một cách rõ hơn nhé!

    Rết là con gì?

    [​IMG]

    Trước hết, để biết được rết nhỏ cắn có sao không thì phải biết loài rết này là gì? Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác. Một số loài rết còn có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư, dơi và rắn. Cơ thể rết phân đoạn gồm 15 đến gần 200 đoạn với một đôi chân trên mỗi đoạn. Răng nanh của rết là một cặp có chứa các tuyến nọc độc và các loại rết này rất ưa khí hậu ấm áp và thích hoạt động về đêm. Theo thống kê cho thấy, nhiều người thường bị rết cắn vào các đêm mùa hè và có khoảng 3500 loài rết nhưng chỉ có 15 loài chứa nọc độc gây các biểu hiện lâm sàng và nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

    Rết nhỏ cắn có sao không?

    [​IMG]

    Vậy người bị rết nhỏ cắn có sao không? Theo một số nghiên cứu cho biết rằng tùy thuộc vào kích thước của con rết và số lần bị rết cắn mà mức độ ngộ độc và nguy hiểm sẽ khác nhau. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đối với rết có kích thước nhỏ khi cắn thường chỉ gây dị ứng da, có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị. Hơn nữa, con rết không tự cắn người nếu chúng không cảm thấy bị tấn công hay bất cứ sự đe dọa xung quanh chúng. Chúng thường tấn công người khi chúng đang nghỉ ngơi và nhiều người vô tình chạm phải, ngay lập tức, con rết sẽ sử dụng kìm và chân hàm để cắn rồi tiêm nọc độc vào người gây đau nhức toàn thân cơ thể.

    Cách điều trị rết nhỏ cắn?
    Hiện tại, một số người cho rằng không có một loại thuốc cụ thể nào giải độc đặc hiệu cho tình trạng nọc độc của rết vào cơ thể. Nhưng khi có những dấu hiệu của phản vệ thì cần xử lý nhanh chóng kịp thời như sau:

    Với cách điều trị tại chỗ thì cần sát khuẩn ngay khi rết cắn nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng; bất động các vùng tứ chi bị cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất; tuyệt đối không được chích, rạch hay hút máu hoặc đắp các loại lá thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan của độc tố.

    Còn điều trị toàn thân thì chỉ nên đưa ngay và thực hiện các vết cắn ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu hiện đại để chống độc toàn thân; có thể tiêm liều SAT và VAT để dự phòng uốn ván; người bị cắn có thể được dùng thuốc kháng sinh histamin corticosteroid hay các loại thuốc chống lo âu về vết cắn.

    Cách điều trị rết nhỏ cắn cũng được ông bà ta ngày xưa để lại với một số mẹo dân gian như lấy tỏi giã nát để đắp vào vết cắn để nhanh hết đau nhức; cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn nhanh mau khỏi; dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn hay lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức trong ngày khoảng 1 đến 2 lần cho đến khi hết khỏi.

    Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ kiến thức bổ ích cũng như giúp các bạn nắm được thông tin về bị rết nhỏ cắn có sao không và cách điều trị khi bị rết nhỏ cắn trong cuộc sống thường ngày.

    nguồn: https://sacngockhang.com/
     

Share This Page

Share