HÀ THỦ Ô CÓ VỊ GÌ?

TTSFeb 16, 2022

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Hà thủ ô còn có tên khác như Dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô... và tên khoa học Fallopia multiflora (Thunb), Haraldson,… thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô ở Việt Nam có hai loại chính là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên loại hay thường dùng làm thuốc chữa bệnh là hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô thuộc nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây hà thủ ô quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và cây có rễ phình thành củ. Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang sơ ở các tỉnh miền núi phía bắc, tập trung chủ yếu như Lai Châu, Sơn Lan, Hà Giang, Lào Cai... Tuy nhiên, hiện nay cây hà thủ ô đỏ cũng được trồng nhiều ở khu vực phía Nam, đặc biệt cây phát triển khá tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định... Nhiều câu hỏi được đặt ra là hà thủ ô có vị gì và hà thủ ô có tác dụng như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về vấn đề này nhé!

    Hà thủ ô có vị gì?
    Hà thủ ô có vị gì thì là câu hỏi nhận được nhiều thắc mắc nhất đối với nhiều người. Theo y học cổ truyền, củ hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn. Vị đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp mới dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Đó là tác dụng không mong muốn. Vì vậy, y học cổ truyền thường dùng hà thủ ô chế.

    Thông tin tham khảo: Collagen là gì

    [​IMG]

    Củ hà thủ ô được rửa sạch, cạo bớt phần vỏ đen bên ngoài; ngâm với nước gạo 24 giờ. Sau đó thái miếng, loại bỏ lõi, chưng cách thủy với nước đậu đen (cứ 1kg hà thủ ô cần 100-300g đậu đen). Đêm chưng nấu, ngày đem ra phơi và tẩm lại nước đỗ đen còn trong nồi nấu (sái). Nếu chưng và sái được 9 lần thì tốt nhất. Cách làm trên giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận. Vị thuốc như miếng gan khô, vị ngọt hơi đắng chát.

    Theo y học hiện đại, hà thủ ô sống chứa khoảng 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Sau khi chế biến như trên, dược liệu còn chứa 3,8% tanin; 0,113% các chất antraquinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều chất khác.

    Hà thủ ô có tác dụng như thế nào?
    Bên cạnh hà thủ ô có vị gì thì hà thủ ô có tác dụng như thế nào cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Một số tác dụng mà hà thủ ô mang lại đối với sức khỏe, cụ thể là:

    Thông tin tham khảo: serum dưỡng trắng da

    [​IMG]

    Nhuận tràng
    Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.

    Bổ can thận
    Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.

    Tác dụng bổ thần kinh
    Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,

    Ức chế trực khuẩn lao
    Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.

    Chống oxy hóa
    Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.

    Chữa tóc bạc sớm
    Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết, do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.

    nguồn: https://sacngockhang.com/
     

Share This Page

Share