Cách quản lý chi tiêu trong gia đình

TTSJan 10, 2022

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Mỗi gia đình đều cần có người biết cách quản lý chi tiêu trong gia đình. Điều này giúp gia đình không chi tiêu vượt quá số tiền làm ra và không bị nợ nần chồng chất. Cách quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay những cách dưới đây.

    Quản lý chi tiêu gia đình – có thực sự khó như bạn nghĩ?

    [​IMG]

    Cách quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ là một bài toán khó giải không chỉ với các cặp vợ chồng mới cưới, mà lẫn cả các đôi vợ chồng lâu năm nếu như không có chiến lược kiểm soát chi tiêu gia đình cụ thể.

    Bạn có thể áp dụng các phương pháp như 50-30-20 để quản lý chi tiêu, tức là 50% thu nhập cho nhu cầu cần thiết, 30% cho mong muốn và 20% để tiết kiệm.

    Ngoài ra vợ hoặc chồng nếu là người quản lý tài chính trong gia đình thì cần quản lý được nguồn thu nhập và cân đối các khoản chi ra. Nếu như theo quan điểm tiền ai người nấy giữ thì cũng cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.

    Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng cần bàn bạc và thống nhất về các quỹ dự phòng cho những sự cố, hoặc quỹ tiết kiệm để lo cho tương lai.

    Cách quản lý chi tiêu trong gia đình

    [​IMG]

    Có kế hoạch chi tiêu
    Cách quản lý chi tiêu trong gia đình bằng việc lập kế hoạch. Chi phí chi tiêu mỗi tháng nên thấp hơn thu nhập của hai vợ chồng. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn xác định xem có thể bỏ bớt những khoản không cần thiết và đang gây lãng phí cho gia đình.

    Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua
    Trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn hãy tham khảo giá và chất lượng ở nhiều nơi để đảm bảo mình mua với mức giá phù hợp nhất. Bạn cũng đừng quên đọc các đánh giá của những người dùng trước, sau đó chọn thương hiệu, địa chỉ bán uy tín.

    Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh
    Không nên chỉ tập trung vào các chi phí cố định hàng tháng mà bỏ qua chi phí phát sinh nhé. Mỗi tháng, bạn sẽ có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ, mùa Tết, bạn cần tăng chi tiêu cho việc dọn dẹp nhà cửa, quần áo, thức ăn, các hoạt động vui chơi, tiền lì xì... Và ngân sách dành cho điều này phải được phân bổ hợp lý.

    Chi tiêu có mục đích
    Trước khi chi tiền cho bất cứ một khoản nào, bạn hãy tự hỏi mục đích là gì: “Tại sao phải mua sản phẩm này?”, “Tại sao phải trả tiền cho dịch vụ này?”. Phân tích lý do từng khoản chi để chắc chắn rằng bạn đang thực hiện đúng mục tiêu.

    Tiết kiệm có mục đích
    Cũng giống như chi tiêu, bạn nên tìm ra lý do của việc tiết kiệm. Nếu biết tại sao mình phải tiết kiệm (mua nhà, mua xe…) thì bạn sẽ dễ dàng chống lại sự thôi thúc của việc tiêu tiền.

    nguồn: https://sacngockhang.com/
     

Share This Page

Share