Cách Nhận Biết Rắn Hổ Mang Chúa

TTSJan 11, 2022

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Có rất nhiều tai nạn xảy ra do con người không phân biệt được các loài rắn và hầu hết chúng ta đều bị nhầm lẫn với những loài rắn khác nhau, trong số đó có rắn hổ mang chúa. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về loài rắn này cũng như cách nhận biết rắn hổ mang chúa như thế nào để tránh bị nhầm lẫn một cách dễ dàng nhất.

    Cách nhận biết rắn hổ mang chúa?

    [​IMG]

    Rắn hổ mang chúa hay còn gọi là rắn hổ mây là một trong các loại rắn hổ mang ở Việt Nam. Rắn hổ mang được coi là vua của thế giới loài rắn bởi khả năng săn mồi tự phách và nọc cực độc. Loài rắn này có thể giết chết con mồi chỉ với một phát cắn. Theo các chuyên gia và những người có kinh nghiệm nhận định cách nhận biết rắn hổ mang chúa với các loài rắn khác dựa vào những đặc điểm sau:

    Rắn hổ mang chúa thường có kích thước từ 3 đến 5m. Rắn hổ mang chúa lớn nhất Việt Nam được ghi nhận nặng tới 60kg ở núi Mây. Lưng của chúng có màu vàng, nâu hoặc đen. Trên thân thường có các vệt ngang màu vàng. Cổ họng thường có màu kem hoặc vàng nhạt. Đây là một trong những cách nhận biết được nhiều người áp dụng nhất không chỉ rắn hổ mang chúa mà còn một số loài rắn khác. Một đặc điểm của rắn hổ mang chúa là dọc thân của chúng có khoảng 17 đến 19 hàng vảy với thành phần chính là keratin. Lớp vảy dưới bụng màu sáng và kéo căng hết phần bụng tạo thành một lớp đồng nhất. Trên đỉnh đầu của rắn hổ mang chúa thường có 2 vảy lớn, mắt đen tròn sáng lồi to và mi trong suốt. Sau đầu của vua của các loài rắn có hoa văn màu vàng hoặc trắng, đặc điểm này sẽ được nhìn thấy rõ rệt khi hai mang của chúng phình ra.

    Cách phòng vệ rắn hổ mang chúa?

    [​IMG]

    Khi biết được cách nhận biết rắn hổ mang chúa thì nhiều người cũng muốn biết thêm cách phòng vệ rắn hổ mang chúa khi nhìn thấy chúng. Theo nhiều chuyên gia nhận định loài rắn hổ mang chúa phân bổ nhiều nhất ở tiểu lục Ấn Độ, phía Nam của Đông Á, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chúng thường sống ở các khu vực rậm rạp trong rừng, khe núi, vùng ven khu vực nông nghiệp – nơi mà có nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Loài rắn hổ mang chúa có thể sống trên mặt đất, trên cây và bơi lội rất giỏi.

    Rắn hổ mang chúa là một loài động vật khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn, tránh đối đầu khi bị quấy rầy. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích liên tục thì chúng sẽ trở nên hung dữ. Hổ mang chúa sẽ nâng cao phần đầu, phình to mang và phát ra những tiếng rít để cảnh bảo đối thủ khi đến gần.

    Rắn hổ mang chúa sở hữu lượng nọc cực độc, có thể gây chết người. Khi chạm mặt rắn hổ mang chúa nói riêng, các loài rắn độc nói chung, nguyên tắc đầu tiên là bạn đừng vội tấn công. Thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Mỗi khi thấy rắn, con người có cảm giác lo sợ bị rắn cắn và hay nghĩ chúng rất độc, phải bắt hoặc giết chết chúng. Khi bị con người tấn công, đương nhiên những con rắn sẽ tấn công lại như một biện pháp tự vệ bẩm sinh.

    Trong trường hợp gặp rắn hổ mang chúa trên đường đi thì hãy bình tĩnh và tìm cách tránh xa chúng, hoặc cầm cành cây hay các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi càng xa càng tốt. Còn trong trường hợp phát hiện thấy rắn hổ mang chúa trong nhà, cách tốt nhất là nên đối xử với nó một cách nhẹ nhàng. Có thể dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để lùa nó ra khỏi nhà. Một số chuyên gia cứu hộ giàu kinh nghiệm khuyên nên bình tĩnh, lấy khăn tắm to, khẽ khàng tiến về phía trước, cúi lưng và nhanh chóng trùm lên đầu con rắn. Do bị phủ khăn bất ngờ, rắn hổ mang lúc này sẽ không kịp phản ứng để phóng nọc độc.

    nguồn: https://sacngockhang.com/
     

Share This Page

Share