Cách Chữa Kiết Lỵ Nhanh Nhất

TTSJan 11, 2022

  1. TTS

    TTS Administrator

    Messages:
    164
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    16
    Joined
    Nov 18, 2021
    Bệnh kiết lỵ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, không hợp lý và khoa học cho nên là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh kiết lỵ cũng như câu hỏi về cách chữa trị kiết lỵ nhanh nhất mà nhiều người đang bận tâm.

    Bệnh kiết lỵ là bệnh gì?
    Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Shigella, E.coli, Salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây ra. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân; qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc khi bơi lội trong nước bẩn. Đây là bệnh lý tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Tuy nhiên so với người trưởng thành thì kiết lỵ xảy ra nhiều ở trẻ em hơn, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý chăm sóc cẩn thận cho con em mình để tránh trường hợp mắc bệnh.

    Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh kiết lỵ?

    [​IMG]

    Trước khi để biết được cách chữa kiết lỵ nhanh nhất thì phải biết nguyên nhân từ đâu ra mà dẫn đến các triệu chứng của bệnh kiết lỵ. Mùa hè được cho là thời điểm bệnh phát triển nhiều hơn so với mùa đông. Bởi đây là thời điểm thay đổi khí hậu nhanh chóng, kèm theo đó là lối sống, sinh hoạt, ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể. Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn mang mầm bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào để phát hiện. Một số trường hợp chỉ là biểu hiện đi tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng hơn là kiết lỵ tối cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng không mong muốn xảy ra.

    Bệnh kiết lỵ lây truyền qua phân, vì vậy trong trường hợp có một người thân trong gia đình bị bệnh này, khi đi vệ sinh không rửa tay và chạm vào đồ ăn của người khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan. Ngoài ra phân của chó, mèo hoặc thú cưng nuôi trong gia đình cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi chơi đùa, tiếp xúc với các con vật như sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi vô tình cầm thức ăn đưa tay lên miệng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hay trong nhà có ruồi cũng là nguyên nhân, khi ruồi bu vào phân người hoặc những nơi có vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải cũng đưa vi khuẩn vào cơ thể.

    Bên cạnh đó những người không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn từ 1 đến 2 ngày sau bạn sẽ có các triệu chứng như bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi, cơ thể bị sốt, bụng đau quặn thắt từng cơn. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh có thể nghiêm trọng và có nhiều trường hợp nhập viện khẩn cấp. Một số trường hợp người bị nhiễm khuẩn không hề có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

    Những cách chữa kiết lỵ nhanh nhất?

    [​IMG]

    Mục tiêu của việc điều trị là bổ sung lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy và điều trị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mong muốn tình trạng sức khỏe của bạn tốt thì có thể áp dụng một số cách chữa kiết lỵ nhanh nhất:

    Sử dụng thuốc kháng sinh

    Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh, người già hay những người bị HIV việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết. Bởi vì đây là các đối tượng có nguy cơ lây lan bệnh cao hơn so với những người khác. Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi điều trị bạn nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý không tự thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    Sử dụng chất lỏng và muối thay thế

    Đối với những người lớn khỏe mạnh có thể uống nhiều nước để bổ sung cho lượng chất lỏng cơ thể bị mất do tiêu chảy. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng không thể tự uống nước để bù chất lỏng cho cơ thể thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được truyền nước và các loại muối thông qua tĩnh mạch. So với tự uống việc truyền qua tĩnh mạch sẽ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn.

    Cũng có một số bài thuốc dân gian chữa bệnh kiết lỵ như canh rau sam, lá mơ lông hấp trứng gà, ăn sung, hồng xiêm, lá diếp cá,…

    Bên cạnh các cách chữa trị bệnh kiết lỵ thì phải biết cách ngăn ngừa và phòng chống bệnh kiết lỵ cụ thể là:

    Khi bị bệnh kiết lỵ thì không nên ăn các thức ăn có chất tanh như tôm, cua, sò, ốc, thức ăn béo ngậy chứa nhiều dầu, mỡ, các chất cay nóng như quế, tiêu, ớt, gừng, tỏi, hành…, thức ăn uống sống lạnh như rau sống, kem, nước đá, hoa quả ướp lạnh. Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng... trong bữa ăn hàng ngày.

    Những thức ăn có vị đắng nên ăn khi mắc bệnh kiết lỵ như mướp đắng, rau đắng, rau má, atisô, trà xanh,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể để có thể giúp cho tinh thần thư thái, không bị nóng bứt rứt và giúp ăn ngon miệng hơn,…Tuy nhiên, nếu ăn uống một lượng quá nhiều thức ăn có vị đắng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây buồn nôn hoặc đau bụng, đi cầu lỏng…

    Người bị kiết lỵ nên ăn những thức ăn thanh đạm, nấu loãng, dễ tiêu hóa, không có nhiều xơ khó tiêu, và dầu mỡ. Nếu người bệnh bị bệnh mạn tính, cần ăn các món ít xơ bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

    Những thực phẩm có ích cho người kiết lỵ gồm có gạo lứt, gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen, khoai mài, củ sen, đậu xanh đậu ván, đậu Hà Lan, cà rốt,… Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước oresol, nước muối đường pha loãng 1/8, nước cháo cà rốt.

    Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến kiết lị và các bệnh đường tiêu hóa, cho nên để phòng ngừa kiết lỵ, cần lưu ý thật kỹ giữ an toàn vệ sinh trong việc ăn uống mọi lúc mọi nơi.

    Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng, luôn luôn ăn chín, uống sôi.

    Nếu ăn rau sống cần rửa thật sạch, rửa đúng cách. Các thức ăn nấu chín cần che đậy kỹ, tránh ruồi nhặng.

    Thức ăn nên dùng các loại tươi, sạch, có xuất xứ rõ ràng. Không nên lưu trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh và tốt nhất nên sử dụng liền sau khi mua về. Nếu trữ các loại hoa quả trong tủ lạnh, thì phải được rửa sạch trước khi để vào, khi lấy ra ăn nên nhớ rửa lại. Những thức ăn còn thừa cất giữ trong tủ lạnh, khi lấy ra ăn cần phải hâm nóng lại.

    Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, điều độ, có giờ giấc, chia ăn làm nhiều bữa, nhai kỹ thức ăn, uống đủ nước sạch.

    Lưu ý việc vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Đặc biệt, nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Vào mùa hè oi bức, nên lưu ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi, để tránh quá mệt mỏi, căng thẳng; ngủ đủ giấc và luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, nhẹ nhàng và vui tươi.

    nguồn: https://sacngockhang.com/
     

Share This Page

Share